Danh sách bài viết theo chuyên mục
 

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH MĂNG NON THÁNG 10- TUẦN 1

Đây là chương trình phát thanh năng non của Liên đội trường TH Đức Chính.
Các bạn thân mến! Hôm nay chuyên mục phát thanh măng non của Liên Đội sẽ cung cấp cho các bạn kiến thức về vấn đề giúp "Phòng chống tai nạn thương tích"


1.  Đối với tai nạn đuối nước:

Để tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra và không để trẻ tử vong do đuối nước cần thực hiện một số biện pháp sau đây:

- Chỉ đưa trẻ đi bơi ở các hồ bơi bảo đảm an toàn và có nhân viên cứu hộ giám sát;

- Trẻ em khi bơi phải được người lớn giám sát thường xuyên.

- Đối với các gia đình có trẻ nhỏ tốt nhất không nên để lu nước, thùng nước, nếu bắt buộc phải có lu nước, thùng nước thì nên đậy nắp thật chặt để trẻ em không mở nắp được.

- Các gia đình có hồ bơi nên rào kín xung quanh, khóa cửa và có hệ thống báo động khi trẻ em vào.

- Nhắc nhở trẻ không được đi tắm, bơi ngoài sông, suối mà không có người lớn biết bơi đi kèm.

- Không chơi, đùa nghịch  quanh ao, hồ nước, hố sâu, hố vôi đang tôi, để tránh  bị ngã.

- Đối với các công trình xây dựng nên lấp kín các hố, rãnh nước sau khi sử dụng. Nên có người lớn đưa đi học trong mùa mưa lũ, đặc biệt khi phải đi qua các khu vực ngập úng.

2. Đối với tai nạn thương tích do ngã:

Để phòng chống tai nạn thương tích do ngã, các bậc phụ huynh và người trông giữ trẻ cần lưu ý:

- Đảm bảo các bậc thềm, bậc cầu thang tạo điều kiện cho trẻ đi dễ dàng.

- Sắp xếp đồ đạc trong nhà hợp lý, không để vướng đường trẻ hay đi lại.

- Làm lan can (cầu thang, ban công), tay vịn cầu thang, lắp chấn song cửa sổ, làm cửa chắn cầu thang an toàn (độ cao tối thiểu 75cm, chấn song dọc, khoảng cách giữa các song tối đa 15cm).                       

-  Luôn giữ sàn nhà, nhà tắm, sân… (những nơi sinh họat của trẻ) khô ráo, không trơn trượt, không mấp mô;

- Giáo dục con trẻ tránh các trò chơi nguy hiểm: nhảy từ trên cao, đuổi nhau chơi đùa ở những chỗ nguy hiểm, các trò như nhảy ngựa...

- Hướng dẫn và tổ chức cho các em hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh: thăm quan, cắm trại, có sân bóng riêng.

3. Đối với tai nạn thương tích do Điện giật:

Để phòng tránh tai nạn thương tích do điện giật cho trẻ, các gia đình cần lưu ý:

Các thiết bị điện trong gia đình đều an toàn, tuyệt đối không dùng dây điện trần để mắc điện trong nhà. Để nguồn điện ở chỗ trẻ nhỏ không với được, dùng chắn điện an toàn, lấy băng dính bịt kín những ổ điện ít dùng đến. Thường xuyên kiểm tra hệ thống dây điện, các thiết bị điện, không trèo lên cột điện cao thế ngoắc điện, không lấy sào chọc dây điện, không câu móc điện bừa bãi, không xây nhà cao gần đường điện cao thế).

4. Đối với tai nạn thương tích do Bỏng:

Để phòng tránh tai nạn thương tích do bỏng cho trẻ, các gia đình cần lưu ý:

- Bố trí bếp nấu ăn hợp lý, không để đồ vật đựng nước nóng trong tầm với trẻ em (nồi canh, phích nước, vòi nước nóng, bàn là đang nóng, ống bô xe máy ...). - Luôn kiểm tra nhiệt độ của thức ăn, đồ uống trước khi cho trẻ ăn, uống; nhiệt độ nước tắm rửa.

- Không để trẻ nhỏ tiếp xúc với diêm, bật lửa, lửa, nước sôi, thức ăn nóng, bếp đang đun...

- Quản lý chặt chẽ chai lọ đựng hoá chất như chất tẩy rửa, acid

- Hướng dẫn trẻ có kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích do bỏng.          

Thông qua chuyên mục này, các bạn có thể cung cấp những thông tin quý báu này cho gia đình, người thân của mình. Chương trình phát thanh măng non của chúng ta đến đây là hết rồi xin kính chào và hẹn lại các bạn trong chương trình phát thanh măng non lần sau!


Chưa có lời bình nào. Bắt đầu